BÀI MỚI
Đang tải...

Việt Nam còn lâu mới làm được như Tây

- Dưới đây là chia sẻ của tác giả Lê Thu Thảo, chuyên gia tư vấn về xây dựng trường học an toàn cho một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam với diễn đàn "Xem Tây, ngẫm ta".

Úc: Yên tâm để con đi bộ đến trường

Khi còn ở Úc, thỉnh thoảng tôi có đưa đón cháu mình đi nhà trẻ. Nhà trẻ cũng ở gần ngay trường tiểu học và một số học sinh đi bộ tới trường. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên khi thấy các ngã tư gần trường đều có những người lớn tuổi đứng đó. Họ khoác áo màu xanh nõn chuối, cầm tấm biển có chữ ”stop” (dừng lại). 

Khi thấy có học sinh chuẩn bị sang đường, họ sẽ giơ cao tấm biển “stop” và tiến tới chỗ vạch kẻ sang đường để ra hiệu cho các phương tiện dừng lại. Khi học sinh đã sang đường xong, họ lại đứng trên vỉa hè và tiếp tục quan sát, chờ các em học sinh và phụ huynh khác.

Các bác lớn tuổi đó luôn có mặt không kể nắng mưa vào buổi sáng khi học sinh đến trường và vào buổi chiều khi học sinh về nhà. Họ đã về hưu và làm việc đó một cách hoàn toàn tự nguyện. 

Những người điều khiển phương tiện giao thông cũng chấp hành theo hướng dẫn của các bác. Với việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa này, cha mẹ HS hẳn sẽ yên tâm khi để con đi bộ đến trường.

Úc, xem tây ngẫm ta, đưa đón học sinh, trường học

Quan sát các phương tiện giao thông và giúp học sinh sang đường an toàn

Mỹ: Hàng ngày giáo viên phải đứng ở ngã tư

Khi sang Mỹ, tôi thường đạp xe đi làm ngang qua một trường tiểu học. Có hai ngã tư có đèn đỏ cách trường khoảng 200m và 500m nên chính quyền đã cho lắp đặt đèn giao thông ở một đầu của đường, cách trường khoảng 100m để HS sang đường cho an toàn, tránh việc các em phải đi xa hoặc chạy ngang qua đường. 

Khi học sinh muốn sang đường, các em ấn nút ở thân cột đèn giao thông để đèn chuyển tín hiệu, yêu cầu các phương tiện dừng lại. Các tài xế cũng được thông báo sẽ có “tín hiệu sang đường” bằng tấm biển màu vàng ở ngay phía trên chỗ sang đường để chủ động đi chậm lại khi có đèn đỏ. Chỗ sang đường này cũng giống như sang đường đi xe bus nhanh ở Hà Nội vậy.

Mặc dù đã có đèn tín hiệu giao thông, giáo viên của trường vẫn hàng ngày ra đứng ở ngã tư và cột đèn giao thông gần trường để giúp học sinh qua đường an toàn. Họ ấn nút đèn giao thông, chờ đèn chuyển tín hiệu, đồng thời giơ tấm biến “stop”. 

Sau khi thấy tất cả các phương tiện đều dừng cách vạch kẻ sang đường khoảng 10m, họ đi cùng HS một đoạn tới giữa đường rồi mới quay lại. Một giáo viên khác đứng bên kia đường chờ HS. Giáo viên này cũng có thể đi tới gần giữa đường để đi tiếp cùng HS.

Khi trò chuyện với một cô giáo lớn tuổi mà tôi hay gặp ở cột đèn giao thông, tôi được biết cô đã làm việc này gần 20 năm. Cô bảo những ngày trời đẹp thì đỡ mệt, còn những ngày trời rét buốt và mưa gió thì đúng là rất vất vả. Ngày rét cô cầm theo cốc cà phê nóng, khi đưa HS sang đường thì cô để cốc cà phê ở chân cột đèn. 

Úc, xem tây ngẫm ta, đưa đón học sinh, trường học

Điểm thả và đón học sinh lên xe của cha mẹ học sinh

Ngày mưa thì nước mưa có thể chui vào ủng, làm ướt tất. Và nếu trời mưa thì cô dùng ô trong suốt, để khi che ô thì cô vẫn quan sát được các phương tiện xung quanh. Cô kể rằng trong đời mình đã chứng kiến một em học sinh bị tai nạn do xe đâm. Khi cô quay lại vỉa hè thì không hiểu sao em học sinh đó cũng quay lại và một xe ô tô không tuân thủ tín hiệu dừng đã đâm phải em. 

Em học sinh đó được cứu sống nhưng với cô đó là một điều vô cùng khủng khiếp mà cô không thể nào quên. Vì vậy mà cô thấy việc đứng đón HS vào sáng và chiều tất cả các ngày đi học như thế này rất có ý nghĩa.

Cô giáo cũng nói rằng cô luôn phải trông chừng các ô tô vì không chỉ giữ an toàn cho HS, cô cũng phải giữ an toàn cho mình. Người lái ô tô có lúc không chú ý, họ không giảm tốc độ khi tới gần trường học như luật quy định hoặc mải mê sử dụng điện thoại di động. 

Họ cũng có thể đỗ rất sát vạch kẻ sang đường. Với những xe không thực hiện theo quy định hay không dừng lại, cô sẽ cố ghi nhớ biển số xe và thông báo cho cảnh sát biết.

Do bố mẹ HS thường hay đưa con đến trường bằng ô tô, họ sẽ chủ động đi chậm lại khi tới trường, và họ sẽ dừng lại theo tín hiệu của người hướng dẫn. Có trường cũng quy định rõ nơi đưa đón HS bằng cách kẻ chữ “Điểm thả và đón HS” ngay trên lối vào trường, tránh trường hợp xe đi sâu vào sân trường gây nguy hiểm cho HS.

***

Nhớ lại những hình ảnh người lớn tuổi và cô giáo già đứng giúp HS qua đường tại các ngã tư, tôi cũng mong ở Việt Nam có những có thời gian tình nguyện đứng hỗ trợ HS qua đường và đảm bảo an toàn cho các em. Điều này thật cần thiết khi giao thông ngày càng đông đúc như hiện nay và bố mẹ không yên tâm khi để con đi bộ tới trường.

Chiều hôm đó, nhà tôi đi thăm một di tích nổi tiếng của cố đô Kyoto. Đi xe buýt, đến nơi, sau một tiếng tôi phát hiện mất điện thoại di động...

Ai đó có khi bảo "hâm à mà nói về nhà vệ sinh". Thôi thì hâm một tý theo kiểu ta để nghe câu chuyện có ý theo kiểu Tây vậy.

Tại sao người Mỹ đối xử với nhau tốt trong những tình huống khẩn cấp? Tôi xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ mà tôi nhớ mãi.

Đến Mỹ làm việc và học thêm về ứng phó với thiên tai, tác giả Lê Thu Thảo viết: Chính quyền Mỹ rất khôn khi hàng năm tổ chức "Ngày hội an toàn"...

Lê Thu Thảo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét